Thứ Bảy ngày 27-4-2024. Âm lịch: Ngày Tân Dậu, tháng Mậu Thìn, năm Giáp Thìn

LỊCH ÂM DƯƠNG

        
 Ngày Hoàng Đạo     Ngày Hắc Đạo

Âm Dương
  Âm và Dương là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại... đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn... Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương

  Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật. Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.Và tất cả đều dựa trên cơ sở từ những cặp đối lập.

  Khái quát ban đầu về “cặp” âm dương dựa vào sự sinh sôi nảy nở của thiên nhiên và con người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và mẹ, nữ và nam; còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời - "đất sinh, trời dưỡng". Chính vì thế mà hai cặp "mẹ-cha", "đất-trời" là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý âm dương. Từ khái niệm này, do sự đa dạng của từng vùng ngôn ngữ, từ đồng âm, từ na ná mà từ cặp đối lập ban đầu người ta mở rộng ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác. Đến lượt mình, các cặp này lại là cơ sở để suy ra vô số các cặp mới. Từ việc khái niệm âm dương được dùng để chỉ những cặp đối lập cụ thể ở trên lại suy ra những cặp đôi trừu tượng hơn như “lạnh – nóng” rồi từ đó lại suy ra về phương hướng : Phương bắc lạnh nên thuộc âm, Phương Nam nóng nên thuộc dương. Về thời gian "ban đêm" lạnh nên thuộc âm, "ban ngày" nóng nên thuộc dương. Nếu tiếp tục suy diễn nữa thì: đêm thì tối nên "tối" thuộc âm, ngày thì sáng nên "sáng" thuộc dương; tối có màu đen nên "màu đen" thuộc âm, ngày sáng thì nắng "đỏ" nên "màu đỏ" thuộc dương.

  Từ cặp "mẹ-cha" (nữ-nam, cái-đực) lại có thể suy ra rằng, giống cái có khả năng mang thai (tuy một mà hai), nên về loại số,thì “số chẵn” thuộc âm; giống đực không có khả năng ấy, một là một, nên “số lẻ” thuộc dương. Điều này giải thích tại sao các quẻ dương là một vạch dài (|), còn quẻ âm là hai vạch ngắn (:). Xét về hình khối thì Hình Vuông ổn định, tĩnh tỷ lệ giữa các cạnh và chu vi là 1:4 là số chắn, chính vì thế mà khối vuông thuộc âm; Hình cầu không ổn định , động, tỷ lệ giữa đường kính và chu vi là 1:3 . số 3 là số lẻ, chính vì vậy mà khối cầu thuộc dương

  Tuy vậy, các cặp đối lập chưa phải là nội dung chính của triết lý âm dương. Triết lý âm dương không phải là triết lý về các cặp đối lập. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có các phạm trù đối lập nhau, ngôn ngữ của tất cả các dân tộc đều có những từ trái nghĩa. Điều quan trọng của triết lý âm dương chính ở bản chất và quan hệ của hai khái niệm âm dương. Đó chính là điều khác biệt triết lý âm dương với các triết lý khác.

  Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. đó là quy luật về bản chất và quan hệ giữa các thành tố. Quy luật về về bản chất của thành tố trong triết lý âm dương đó là : Không có cái gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương và Trong âm có dương, trong dương có âm. Xét về mối quan hệ thì âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau và âm phát triển đến cùng cực thì sẽ chuyển thành dương đồng thời khi dương phát triển đến cùng cực cũng sẽ chuyển thành âm

Ngũ Hành
  Ngũ hành chỉ năm loại vật chất Kim, Mộc, Thủy, Hỏa , Thổ. Các nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc muốn lần lượt đưa tính chất mọi sự vật trong thế giới tự nhiên vào trong năm loại phạm trù lớn này; và thông qua đó lý giải khởi nguồn của vạn vật trên thế giới. Người xưa cho rằng trên trời, ngũ hành ứng với năm ngôi sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, dưới đất ứng với năm loại vật chất vàng, gỗ, nước, lửa, đất ; còn ở trong con người chính là năm loại đức tính nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Thuật chiêm tinh dựa vào ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa trời – đất - người và ngũ hành tương sinh tương khắc để suy đoán vận mệnh con người. Thuộc tính của Ngũ hành như sau: Thổ và Hỏa thuộc dương, Thủy và Kim thuộc âm, Mộc thuộc trung tính, trong đó Hỏa thuộc chí dương, Thủy thuộc chí âm. Dựa vào năm thuộc tính này, người xưa quy nạp vạn sự vạn vật lại, hình thành các loại hệ thống như sau:

Ngũ hành Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ
Mùa Muà Thu Mùa Xuân Mùa Đông Mùa Hạ Trường Hạ
Phương hướng Phương Tây Phương Đông Phương Bắc Phương Nam Trung Ương
Thời tiết, khí Mát Ấm Lạnh Nóng Ẩm
Mầu sắc Màu Trắng Màu Xanh Màu Đen Màu Đỏ Màu Vàng
Mùi vị Vị Cay Vị Chua Vị Mặn Vị Đắng Vị Ngọt
Ngũ tạng Phổi (phế) Gan(can) Thận Tim(tâm) Tỳ
Lục phủ Đại trường
(ruột già)
Đảm(mật ) Bàng quang Tiểu trường
(ruột non)
Vi (dạ dày)
Ngũ khiếu Mũi Mắt Tai Lưỡi Miệng
Cơ thể Da Lông Gan Xương Mạch Thịt
(*) Trường hạ chỉ tháng sáu âm lich

Năm loại vật chất này phụ thuộc vào nhau và cũng hạn chế lẫn nhau:
Thứ tự ngũ hành tương sinh : thuộc lẽ tự nhiên
- Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (Thuỷ sinh Mộc)
- Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh Hoả)
- Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh Thổ)
- Lòng đất tạo nên kim loại trắng (Thổ sinh Kim)
- Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh Thuỷ)

Thứ tự ngũ hành tương khắc : Lẽ xưa nay
- Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (Mộc khắc Thổ)
- Đất đắp đê cao ngăn nước lũ (Thổ khắc Thuỷ)
- Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (Thuỷ khắc Hoả)
- Lửa lò nung chảy đồng sắt thép (Hoả khắc Kim)
- Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (Kim khắc Mộc )

Về sau người ta phối hợp “Thiên can địa chi” với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như sau:
Theo thiên can ngũ hành
- Giáp Ất thuộc Mộc, Giáp là dương Mộc, ất là âm Mộc
- Bính Đinh thuộc Hỏa, Bính là dương Hỏa, Đinh là âm Hỏa
- Mậu Kỷ thuộc Kim, Mậu là dương thổ, Kỷ là âm Thổ.
- Canh Tân thuộc Thủy, Canh là dương Thổ, Kỷ là âm Thổ
- Nhâm Quý thuộc Thủy, Nhâm là dương Thủy, Quý là âm Thủy.

Địa chi ngũ hành
- Dần Mão thuộc Mộc, Dần là dương Mộc, Mão là âm Mộc
- Ngọ Tỵ thuộc Hỏa, Ngọc là dương Hỏa, Tỵ là âm Hỏa
- Thân Dậu thuộc Kim, Thân là dương Kim, Dậu là âm Kim
- Tý Hợi thuộc Thủy, Tý là dương Thủy, Hợi là âm Thủy
- Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ, Thìn Tuất là dương Thổ, Sửu Mùi là âm Thổ

Theo thuyết ngũ hành việc sinh và khắc là một lẽ đương nhiên không thể thiếu bởi không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau.

CHUYỂN ĐỔI LỊCH ÂM DƯƠNG